TUYÊN TRUYỀN DỊCH BỆNH THÁNG 4/2013


TUYÊN TRUYỀN DỊCH BỆNH THÁNG 4/2013

 Trạm y tế xã Xuân Sơn thông báo                                          

5 lưu ý để phòng bệnh mùa hè

 

Mùa hè, các bệnh thời tiết như say nắng, cảm lạnh, tiêu chảy, viêm mũi - họng, viêm phổi; các bệnh truyền nhiễm như tả, lỵ, thương hàn, tay - chân - miệng, cúm, sốt xuất, viêm não... gia tăng mạnh. Cần lưu ý để phòng ngừa các bệnh này. 

1. Tắm gội hằng ngày tránh để ngứa ngáy, khó chịu do bụi bậm, mồ hôi ứ đọng nhất là trẻ em; năng thay quần áo mỗi khi bị mưa ướt hay ra nhiều mồ hôi nhất là những trẻ hiếu động để tránh bị cảm lạnh, chốc lở, nhiễm nấm; cũng không để trẻ gãi hay “giết” rôm (sẩy) để tránh làm tổn thương da, nhiễm trùng da.

2. Cần uống đủ nước khi làm việc hay đi học trong những ngày nắng nóng; nhớ đội nón, đội mũ rộng vành... để không bị say nắng.

3. Không uống nhiều nước đá, không ăn những thức quá lạnh.

4. Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi tắm xong; không đột ngột ra - vào phòng điều hòa để tránh bị cảm lạnh.

Người bệnh tăng huyết áp càng phải thận trọng, không đột ngột ra - vào phòng đang chạy máy điều hòa nhiệt độ hay đột ngột từ phòng điều hòa bước ra ngoài trời nắng nóng... để tránh xảy ra tai biến mạch máu não.

5. Do thời tiết nóng bức, cơ thể bị mệt mỏi; mồ hôi ra nhiều làm mất nhiều muối khoáng (chất điện giải) gây giảm độ toan của dịch vị sinh chán ăn. Ăn ít, uống nước nhiều, dịch vị đã ít lại bị pha loãng làm khả năng sát khuẩn của dịch vị giảm sút, vi sinh vật gây bệnh có cơ hội xâm nhập đường tiêu hóa và gây bệnh.

Do vậy, thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm nói chung, nhất là vệ sinh an toàn thực phẩm trong mùa hè là cách tốt nhất để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...)

 

 

Trạm trưởng y tế xã

                       (Đã ký)

 

 

 

 

 

Bs. Cao Xuân Hồng

 

 

 

 

 

KHUYẾN CÁO PHÒNG CHỐNG DỊCH

CÚM A (H7N9) TẠI CỘNG ĐỒNG

 

            1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng, thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.

            2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.

            3. Khi phát hiện có gia cầm ốm, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.

            4. Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám, điều trị kịp thời.

            5. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10 ĐIỀU PHÒNG CHỐNG

VIÊM ĐƯỜNG HÔ HẤP CẤP DO VIRUT

 

            1.Hạn chế tối đa tiếp xúc trực tiếp với người bệnh . Trong trường hợp cần tiếp xúc người bệnh phải dùng các phương tiện phòng hộ như khẩu trang, găng tay, mũ,....

            2.Cách ly nguồn bệnh,tiệt trùng, tẩy uế khu vực có nguồn bệnh bằng dung dịch Clor min B. Hấp sấy, khử trùng các dụng cụ,phương tiện, các vật liệu,trang bị đã dùng.

            3. Phát hiện sớm, chính xác và đầy đủ bằng đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng của người bệnh và người mang mầm bệnh không triệu chứng để tổ chức cách ly và điều trị kịp thời, quản lý đến từng cá nhân, từng hộ gia đình.

            4. Không tập trung, tổ chức các cuộc hội họp, mít tinh đông người khi không cần thiết tai khu vực có nguy cơ lây lan dịch.

            5. Tổ chức cách ly, điều trị triệt để tại các cơ sở khám chữa bệnh đang có bệnh nhân. Tiến hành các biện pháp tăng thêm sự lưu thông, thoáng đãng không khí trong khu nhà ở, trường học, buồng bệnh, giãn rộng khoảng cách khu làm việc, giường ngủ trong thời gian có dịch.

            6.Sử dụng các dung dịch sát khuẩn đường hô hấp ,các thuốc sát trùng tổng hợp để bảo vệ đường hô hấp trên.

            7.Khi có triệu chứng viêm đường hô hấp cấp phải được theo dõi và điều trị kịp thời.

            8. Các viện vệ sinh dịch tễ , trung tâm y tế, các cơ sở khám chữa bệnh (đặc biệt là các khoa truyền nhiễm , khoa cấp cứu, hồi sức ), ngành dược triển khai kế hoạch chuẩn bị ứng phó khi có tình huống.

            9. Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày, vệ sinh mũi họng bằng các dung dịch sát khuẩn đường hô hấp, các thuốc sát trùng tổng hợp để bảo vệ niêm mạc đường hô hấp trên.

            10. Thực hiện đúng chế độ giám sát dịch bệnh, chế độ báo cáo dịch theo Qui chế thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm gây dịch ban hành  kèm theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

 

 

TRUNG TÂM HTCĐ XÃ XUÂN SƠN

 

 



Các thông tin khác:
Mới nhất